Tại sao khi thắp hương lại cần dâng nước? Nước cúng nên là nước gì mới đúng?

0
112

Những chén nước chai nước cốc nước thường không thể thiếu trong mỗi lần sửa soạn lễ cúng thậm chí nước còn ở vị trí quan trọng.

Ý nghĩa của việc dâng nước cúng

Nước thường được đặt ở vị trí trang trọng của ban thờ, nằm trước bát hương chính giữa ban thờ. Nước được xem là biểu tượng của nguồn sống, là phương tiện thanh tẩy và là trung tâm tái sinh. Trong tâm linh phong thủy thì nước thể hiện cho tài lộc, may mắn và cuộc sống sung túc no đủ. Nước trong việc thờ cúng gia tiên còn là đồ ăn nước uống, thể hiện ý nghĩa trần sao âm vậy. Nước đối với phong thủy thần linh là tài lộc là sự thịnh vượng giàu sang. Chính vì thế trong lễ cúng luôn có nước và cần phải có nước.

Nước cúng có ý nghĩa quan trọng

Nước cúng có ý nghĩa quan trọng

Nước dùng cúng nên là nước gì?

Đối với Phật, nước cúng thể hiện tâm thanh khiết. Khi đặt nước lên ban thờ Phật là khi con Phật soi mình vào nước, thấy hạnh của nước để mà tu rèn bản thân. Như vậy nước đặt lên ban thờ Phật là để nhắc nhở người cúng rằng sống trong kiếp người cần phải trong sạch, thanh tịnh, như nước, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, ngu khôn. Nước thể hiện sự bình đẳng không có thiên vị cũng không sợ hãi. Thế nên ban thờ Phật thường dùng nước tinh khiết, có thể là nước lã, không nên dùng nước đun sôi để nguội, và đặc biệt không dùng nước trà, nước có màu… để thể hiện sự thanh khiết ban đầu. Tuy nhiên với Phật thì nếu có đặt nước sôi cũng không có vấn đề, có thể dùng nước suối nước lã hoặc nước sôi.

Đối với ban thờ gia tiên, bà cô ông mãnh và thần linh thì nước chủ yếu đại diện cho việc trần sao âm vậy, tức nước là đồ dùng để uống. Thế nên nước trên ban thờ gia tiên có thể là nước trà, nước ngọt, nước màu, nước lọc tùy theo gia chủ. Tuy nhiên theo dân gian quan niệm “ma uống nước lã” nên luôn luôn phải có chén nước lã sau đó tùy theo sở thích của người được cúng khi còn sống mà có thể đặt thêm nước trà, nước ngọt…

Nước cúng thường là nước lã, nước tinh khiết ít khi dùng nước ngọt nước màu, nước trà

Nước cúng thường là nước lã, nước tinh khiết ít khi dùng nước ngọt nước màu, nước trà

Một số lưu ý khi đặt nước cúng

Trong bộ cúng thì thường có kỷ nước riêng. Trong kỷ nước có thể dùng kỷ 3 chén hoặ 5 chén tùy diện tích ban thờ. Không dùng kỷ nước thì có thể dùng các chén bát, có thể 3 hoặc 5. Số 3 thể hiện tấm lòng thành tâm của người âm dâng lên cho thần linh, tổ tiên. Theo thứ tự 3 ly là gia tiên cùng bà cô ông mãnh ở hai bên, ly giữa dâng thần. 3 ly nước cũng liên quan tới những con số 3 trong dân gian như tang cha mẹ 3 năm, 3 đời…Còn 5 ly nước thì đại diện tổ tiên, bà cô ông mãnh được đặt hai bên, 3 ly ở giữa là sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh. 5 ly cũng biểu trưng cho ngũ hành “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ”, con số 5 trong thờ cúng cũng vì vậy mà thêm phần ý nghĩa. Trong thờ cúng, 5 ngũ cúng được thể hiện qua “Hương – Đăng – Trà – Hoa – Quả”. Với ban thờ Phật số 3 tượng trưng cho tam bảo Phật- Pháp – Tăng

Việc đặt 3 hay 5 không ảnh hưởng nhiều về phong thủy. Còn khi cúng ban thờ Phật thì không quan trọng số ly nhưng thường sẽ là 3 chén đại diện cho tam bảo hoặc 1 cốc và dùng cốc thủy tinh để thể hiện sự tinh khiết, chay tịnh.

Tại ban thờ cúng Thần Tài thì việc đặt nước còn thể hiện sự tụ tài tụ lộc. Nên thường trên ban thần tài ngoài kỷ 3 hoặc 5 chén nước thì còn có thêm bát nước thả hoa, hoặc cốc nước lã để thu hút thêm may mắn.

Nước đặt lên ban thờ gia tiên hoặc ban thần tài thường là nước lã do quan niệm dân gian truyền lại. Ban gia tiên thì có thể thờ nước trà. Đặc biệt trong ngày giỗ kỵ một người thân nào đó thì gia đình có thể đặt thêm loại nước mà người đó khi còn sống yêu thích, ví dụ khi sống thích nước trà sẽ dâng trà, thích rượu sẽ rót rượu.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here